Làm thế nào để ngăn ngừa việc mắc trầm cảm là điều mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Theo các chuyên gia sức khỏe tâm lý trên kênh Family Doctor, sau đây là những điều bạn cần làm ngay.
Thực tế cho thấy, ngày nay có rất nhiều trẻ em mắc bệnh trầm cảm, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ em phần lớn xuất phát từ gia đình, mối quan hệ gia đình không hòa thuận dễ dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ.
Để dành cho trẻ đủ tình yêu thương ngay từ khi còn nhỏ, các bậc cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của con cái, đặc biệt là sức khỏe tinh thần của trẻ. Đừng tạo áp lực học hành quá lớn cho con cái, hãy cùng tìm hiểu cách để trẻ không bị trầm cảm và sớm áp dụng.
Làm thế nào để giúp trẻ tránh khỏi trầm cảm?
Luôn dành cho con sự yêu thương đủ đầy ngay từ khi còn nhỏ
Cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe của con cái, đặc biệt là sức khỏe tinh thần của trẻ.
Sức khỏe tinh thần của trẻ nếu gặp vấn đề rắc rối trong lâu dài sẽ rất dễ dẫn đến khởi phát bệnh trầm cảm. Việc chú ý đến thể chất và tinh thần cần phải thực hiện song song với nhau. Cha mẹ nên quan tâm đến con cái nhiều hơn, đừng suốt ngày bận rộn với công việc mà lơ là việc chăm sóc con cái.
Mối quan hệ gia đình hòa thuận, hạnh phúc
Môi trường gia đình yên ấm có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em và sức khỏe tinh thần của trẻ.
Sự phát triển trong thời kỳ đầu của trẻ trong điều kiện gia đình bất hòa, mâu thuẫn và xung đột có thể dễ dàng dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trầm cảm.
Sử dụng những lời nói lạc quan để tác động đến trẻ
Cha mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường sống tốt, sửa chữa những cảm xúc tiêu cực của trẻ, cố gắng tạo cho trẻ một môi trường sống lạc quan tốt và cố gắng dùng những lời giải thích lạc quan để tác động đến trẻ, điều này có lợi cho sức khỏe của trẻ cả về thể chất và tinh thần.
Thái độ sống lạc quan của gia đình cùng với những lời nói nhẹ nhàng, ngọt ngào có thể cải thiện hiệu quả chứng trầm cảm của trẻ.
Bệnh trầm cảm ở trẻ em có nguy hiểm rất cao
Trầm cảm sẽ dẫn đến những thay đổi đột ngột trong tính cách của trẻ và trẻ sẽ đột nhiên trở nên im lặng, ít giao tiếp và tự ti.
Việc trẻ bỗng nhiên sống hướng nội sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ và cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Trầm cảm từ đó có thể gây ra tác hại lớn. Nếu cha mẹ nhận thấy con mình mắc bệnh trầm cảm, thì phải nắm rõ tình hình cụ thể và cần được điều chỉnh kịp thời với các biện pháp chăm sóc trẻ nhiều nhất có thể.
Trầm cảm sẽ dẫn đến kết quả học tập của trẻ giảm sút.
Ngay cả những trẻ luôn đạt điểm xuất sắc cũng sẽ gặp khó khăn trong học tập, giảm tập trung và không chú ý trong lớp sau khi bị trầm cảm, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ và ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.
Và vấn đề sẽ nan giải hơn khi trẻ lớn lên, cả trong công việc và cuộc sống sẽ gặp khó khăn, khi đó, chúng ta có thể thấy tác hại to lớn mà bệnh trầm cảm gây ra.
Trầm cảm sẽ dẫn đến mất ngủ và hay ngủ mơ ở trẻ. Trầm cảm sẽ khiến trẻ cảm thấy cô đơn, trầm cảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của trẻ.
Do vậy, các bậc cha mẹ nên chú ý hơn đến việc hướng dẫn trẻ, cố gắng tạo không khí gia đình hòa thuận cho trẻ để sớm giúp trẻ vượt qua những khó khăn tâm lý.
Làm thế nào có thể giữ cho trẻ tránh khỏi trầm cảm?
Ngày nay rất nhiều trẻ em mắc bệnh trầm cảm, tác hại của bệnh trầm cảm ở trẻ em là rất lớn, cha mẹ hãy dành cho con cái tình yêu thương đầy đủ ngay từ khi còn nhỏ, tạo mối quan hệ gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tốt nhất nên tác động đến trẻ bằng những lời giải thích lạc quan, không cho con cái học hành quá nhiều, gây áp lực, phải nêu gương sống tốt cho trẻ.
Theo dõi tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, các mối quan hệ của trẻ, các vấn đề mà trẻ gặp phải một cách sát sao là cách giúp trẻ ổn định tâm lý, phòng tránh trầm cảm./.
Nguồn:https://cafebiz.vn/