GS.TS Nguyễn Lộc – nguyên cán bộ nghiên cứu, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, bảng xếp hạng được thực hiện trong hơn 2 năm.
Bảng xếp hạng đại học đánh giá với tổng điểm 100 chia cho 6 tiêu chuẩn và 17 tiêu chí quan trọng, đảm bảo được sự đối sánh toàn diện và cân bằng nhất.
Trong 6 tiêu chuẩn dùng để xếp hạng gồm: Chất lượng được công nhận (30%), Dạy học (25%), Công bố bài báo khoa học (20%), Nhiệm vụ khoa học công nghệ và Sáng chế (10%), Chất lượng người học (10%), Cơ sở vật chất (5%).
Bảng xếp hạng này sẽ giúp các em học sinh phổ thông có những thông tin dễ hiểu và đáng tin cậy về các trường đại học Việt Nam. Ưu điểm lớn nhất của bảng xếp hạng đại học nói chung và của VNUR nói riêng là đáp ứng một nhu cầu lớn về thông tin của học sinh, phụ huynh và công chúng nói chung.
Trước hết, bảng xếp hạng VNUR dùng để định hướng cho các em học sinh phổ thông cùng với phụ huynh của Việt Nam và nước ngoài có thể chọn trường đại học Việt Nam phù hợp để theo học. Đây cũng là một trong công cụ đánh giá mà các doanh nghiệp, các trường đại học trong và ngoài nước có thể sử dụng để lựa chọn trường đại học cụ thể để liên kết và hợp tác.
Thông tin trên cũng giúp cho các sinh viên đại học có thông tin chính xác để cân nhắc việc điều chỉnh ngành nghề học tập. Không chỉ bậy thí sinh còn có thể lựa chọn lại trường cho phù hợp hơn với năng lực và điều kiện của cá nhân.
Bảng xếp hạng cũng giúp các giảng viên tìm các vị trí giảng dạy cụ thể hoặc đưa ra quyết định hợp tác với trường đại học. Lãnh đạo các trường đại học có thể dùng VNUR để đánh giá mức độ cạnh tranh của mình với các trường đại học khác trong nước, từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp để cải thiện toàn diện tính cạnh tranh của trường.
Nguồn:https://cafebiz.vn/