Hầu hết người lớn bị viêm gan B đều bình phục hoàn toàn, ngay cả khi các triệu chứng của họ nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh và trẻ em có nhiều khả năng bị nhiễm viêm gan B lâu dài hơn. Điều này được gọi là nhiễm trùng mãn tính.
Vắc xin có thể ngăn ngừa viêm gan B, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn nếu bạn mắc phải loại virus này. Trong trường hợp bị nhiễm bệnh, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định để ngăn ngừa lây lan virus sang người khác.
8 dấu hiệu điển hình của viêm gan B
Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính từ nhẹ đến nặng. Chúng thường xuất hiện khoảng 1 đến 4 tháng sau khi bạn bị nhiễm bệnh. Một số đối tượng, thường là trẻ nhỏ, có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.
– Đau bụng.
– Nước tiểu đậm.
– Sốt.
– Đau khớp.
– Ăn không ngon.
– Buồn nôn và ói mửa.
– Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
– Vàng da và vàng mắt.
Bị viêm gan B, người bệnh có thể đối mặt với biến chứng nào?
Khi mắc bệnh viêm gan B, người bệnh có thể đối diện với một vài biến chứng nghiêm trọng, như:
1. Sẹo gan (xơ gan)
Tình trạng viêm kết hợp với nhiễm trùng viêm gan B có thể dẫn đến sẹo gan lan rộng (xơ gan), có thể làm giảm khả năng hoạt động của gan.
2. Ung thư gan
Những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có nguy cơ cao bị ung thư gan.
3. Suy gan
Suy gan cấp tính là tình trạng các chức năng quan trọng của gan ngừng hoạt động. Khi điều đó xảy ra, ghép gan là cần thiết để duy trì sự sống.
4. Mắc một số căn bệnh khác
Những người bị viêm gan B mãn tính bị ức chế hệ thống miễn dịch của họ. Điều này có thể dẫn đến tổn thương gan đáng kể hoặc thậm chí là suy gan. Những người bị viêm gan B mãn tính có thể bị bệnh thận hoặc viêm mạch máu.
Làm gì để phòng tránh nhiễm viêm gan B?
1. Tiêm vắc xin viêm gan B
Vắc xin viêm gan B thường được tiêm hai mũi cách nhau một tháng hoặc 3-4 tháng trong vòng 6 tháng, tùy thuộc vào loại vắc xin được tiêm. Một số đối tượng cần tiêm vắc xin viêm gan B đó là: trẻ nhỏ, thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng khi mới sinh; nhân viên y tế nhân viên cấp cứu và những người thường xuyên phải tiếp xúc với máu; bất cứ ai bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; người có nhiều bạn tình; người bị bệnh thận giai đoạn cuối…
2. Không bao giờ dùng chung kim tiêm. Thận trọng với việc xỏ khuyên và xăm mình. Nếu bạn đi xỏ lỗ tai hoặc xăm mình thì hãy tìm đến những cửa hàng uy tín, có khử trùng.
3. Tìm hiểu về tình trạng HBV của chồng, người yêu. Từ chối “yêu” khi bạn hoặc đối phương bị nhiễm HBV khi không có biện pháp bảo vệ.
Nguồn:https://cafebiz.vn/