Giá hàng hóa ‘bất trị’ trước giá xăng dầu giảm: Cần dẹp bớt khâu trung gian

Lương tăng không kịp giá

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 21% so với cùng kỳ. Trong khi đó, so với cùng kỳ, thu nhập bình quân của lao động chỉ tăng 11%. Chi tiêu của người dân cao hơn thu nhập, bên cạnh hàng triệu người chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nói rằng, giá hàng hoá lên nhanh, xuống chậm vì phải qua nhiều khâu trung gian. Ngoài ra, tỷ lệ chiết khấu cao vô lý khi gửi hàng vào một số siêu thị diễn ra nhiều năm, đến nay chưa được khắc phục.

“Những vấn đề này ít được các cơ quan quản lý ngành công thương ở trung ương và các địa phương, Hiệp hội bán lẻ, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh lên tiếng chia sẻ, làm trọng tài và can thiệp. Cần tổ chức lại hệ thống phân phối một cách hợp lý và khoa học, ít chi phí trung gian. Khi giá bán lẻ hàng hoá đội lên một cách vô lý so với bình quân trên thị trường thời điểm giá xăng dầu ở mức đỉnh 32.000 đồng/lít, có thể áp dụng biên pháp kê khai giá”, ông Phú nói.

Giá hàng hóa 'bất trị' trước giá xăng dầu giảm: Cần dẹp bớt khâu trung gian ảnh 1
Giá xăng đã giảm 30%, nhưng giá cả hàng hóa giảm chưa tương ứng

 

Về quản lý điều hành giá, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa có văn bản yêu cầu các bộ liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu vấn đề quản lý điều hành giá. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tăng cường quản lý kê khai giá, đặc biệt là việc theo dõi, cập nhật thông tin giá cước vận tải, giá xăng dầu; Bộ GTVT tăng cường kiểm tra, rà soát giá dịch vụ của các loại hình vận tải (đường bộ, đường biển, hàng không) và giá cước vận tải biển quốc tế, nội địa; trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *