Lần đầu ghi lại được âm thanh ‘quỷ bụi’ Sao Hỏa ‘nhấn chìm’ xe tự hành của NASA

Bản ghi âm, được công bố hôm 13/12 trên tạp chí Nature, cũng tiết lộ thông tin hoàn toàn mới về cách những hiện tượng tồn tại trong thời gian ngắn này luân chuyển bụi trên bề mặt Hành tinh Đỏ.

“Chúng tôi thực sự có thể nghe thấy tiếng ồn của các hạt bụi tác động lên xe tự hành”, Naomi Murdoch, nhà vật lý tại Viện Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Pháp (ISAE-SUPAERO) thuộc Đại học Toulouse, Pháp, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

“Âm thanh của những cú va đạp này cho phép chúng tôi đếm xem có bao nhiêu hạt bụi trong cơn lốc xoáy.” Đây là lần đầu tiên một phép đo như vậy được thực hiện trên sao Hỏa, Murdoch nói thêm.

Âm thanh của ‘quỷ bụi’ trên Sao Hỏa khi nuốt chửng tàu thăm dò của NASA

Về cơ bản, bụi có mặt khắp nơi trên bề mặt và khí quyển của Sao Hỏa. Chuyển động của nó đều ảnh hưởng — và bị ảnh hưởng bởi — thời tiết và khí hậu trên Sao Hỏa. Việc hiểu được chuyển động của bụi rất quan trọng để chúng ta có thể lập mô hình khí hậu sao Hỏa cũng như kế hoạch hoạt động an toàn nhất cho các thiết bị thăm dò.

Trên thực tế,  cảm biến gió của xe tự hành Perseverance đã bị bụi làm hỏng, trong khi xe tự hành InSight Lander buộc phải dừng hoạt động do bụi tích tụ trên các tấm pin mặt trời của nó, hạn chế lượng điện năng có sẵn để thực hiện các tác vụ nghiên cứu khoa học.

Với riêng “quỷ bụi’,  hay các cơn lốc bụi có kích thước cực lớn, là hiện tượng thời tiết phổ biến trên sao Hỏa, thường xảy ra tại vùng đồng bằng rộng lớn giữa phạm vi núi lửa Tharsis và Elysium, vốn có địa hình tương đối bằng phẳng, khô ráo. Quỷ bụi thường xảy ra vào mùa Hè trên Sao Hỏa, khi Mặt Trời làm nóng mặt đất, tạo ra nhiệt lượng, làm xuất hiện cột không khí xoáy thành cột thẳng đứng với tốc độ gió lớn hơn 110 km/h, với chiều cao lên tới 20km.

Mặc dù hiện tượng này xảy ra cả ở Trái Đất lẫn Sao Hỏa, quy mô của quỷ bụi trên Hành tinh đỏ lại đáng sợ hơn rất nhiều, với kích thước rộng gấp 50 lần và cao hơn 10 lần so với những cơn lốc bụi trên Trái Đất. Mặc dù mang kích thước khổng lồ, tuy nhiên quỷ bụi trên sao Hỏa lại yếu hơn so với lốc bụi trên Trái đất. Qủy bụi sao Hỏa có thể đạt tốc độ gió 110 km/h,, nhưng do luồng không khí tương đối mỏng nên lực của nó còn yếu hơn cả các cơn bão nhẹ trên Trái đất.

Lần đầu ghi lại được âm thanh 'quỷ bụi' Sao Hỏa 'nhấn chìm' xe tự hành của NASA - Ảnh 2.

Xe tự hành của NASA ghi lại được cảnh “quỷ bụi” khổng lồ di chuyển trên bề mặt Hỏa Tinh vào tháng 8/2020

Theo NASA, việc ghi lại hình ảnh về quỷ bụi trên Hành tinh Đỏ rất khó để thực hiện, một phần vì khả năng quan sát của chúng ta có hạn, trong khi bản thân hiện tượng thời tiết này chỉ tồn tại trong khoảng tương đối ngắn. Việc nghiên cứu những hình ảnh này có thể tiết lộ nhiều điều về quỷ bụi trên sao Hỏa – chẳng hạn như nơi chúng hình thành, cách chúng tăng kích thước, chúng tồn tạit trong bao lâu, loại bụi chúng thu nhận và cách chúng thay đổi theo từng vị trí.

Nhìn ngược lại lịch sử, con người đã lần đầu tiên chụp được bức ảnh đầu tiên về quỷ bụi trên sao Hỏa vào vào năm 1975 và năm 1976, khi tàu vũ trụ Viking của NASA đã thực hiện sứ mệnh khám phá sao Hỏa.

Khá thú vị, quỷ bụi từng vô tình…giải cứu sứ mệnh khám phá Sao Hỏa của xe tự hành Spirit. Theo đó, vào năm 2004, một tấm pin mặt trời của Spirit đã bị phủ rất nhiều bụi Sao Hỏa trong quá trình hoạt động, khiến khả năng hấp thụ năng lượng của xe tự hành này bị suy giảm nghiêm trọng.

Vào thời điểm đó, một loạt hệ thống trên xe Spirit đã bị tạm ngừng do thiếu năng lương, đe dọa sự tồn vong của sứ mệnh khám phá Sao Hỏa của NASA. Tuy nhiên, sức mạnh của một cơn lốc bụi đi qua khu vực xe tự hành này đang dừng chân đã “quét sạch” bụi trên các tấm pin, giúp thiết bị nhận được năng lượng từ Mặt Trời và hoạt động bình thường trở lại.

Nguồn:https://cafebiz.v

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *