Tư duy kinh doanh của dân tộc này có gì đặc biệt? Tại sao lại được thế giới tôn sùng như vậy? Câu chuyện dưới đây sẽ giúp chúng ta trả lời những thắc mắc đó.
1. Câu chuyện bán bánh nướng của người Do Thái
Trên thị trường nọ có 2 tiểu thương kinh doanh bánh nướng, ta gọi họ lần lượt là tiểu thương A và tiểu thương B.
Giả sử đây là hai tiểu thương duy nhất bán bánh nướng trên thị trường này, giá bánh nướng ở đây không bị kiểm soát bởi cục quản lý giá và mỗi chiếc bánh bán với giá 1 đồng/chiếc là đủ để người bán hoàn vốn. Ngoài ra, số lượng bánh của hai tiểu thương là như nhau.
Một khoảng thời gian nọ, việc buôn bán của A và B không được thuận lợi, họ liền bày ra một trò chơi thú vị:
A mua của B một chiếc bánh với giá 1 đồng, đổi lại, B cũng bỏ 1 đồng ra để mua một chiếc bánh của A.
Sau đó, A lại mua của B một chiếc bánh với giá 2 đồng, B cũng mua của A một chiếc bánh với giá 2 đồng.
Khi đó, có một người qua đường C, một tiếng trước, khi C đi ngang qua hai cửa hàng thì thấy giá bánh nướng là 10 đồng/ chiếc, nhưng bây giờ đã tăng lên 50 đồng/ chiếc, anh ta vô cùng kinh ngạc.
Hai tiếng sau, C phát hiện giá bánh nướng đã tăng lên 100 đồng/chiếc, anh càng kinh ngạc hơn nữa.
Thế là C đã không do dự mà mua ngay một chiếc bánh nướng, bởi lúc này, C đóng vai trò như một nhà đầu tư kiêm đầu cơ “bánh nướng”, anh tin rằng giá bánh sẽ còn tăng lên nữa. Trong thị trường cổ phiếu, những người qua đường như C là các nhà đầu tư cổ phiếu, những người đưa ra giá mục tiêu của cổ phiếu là các nhà định giá cổ phiếu.
Cứ như vậy, việc này tạo ra hiệu ứng, thu hút sự chú ý từ mọi người, người tới mua bánh ngày càng đông, số người buôn bán bánh nướng cũng ngày càng nhiều, giá bánh cũng theo đó mà tăng lên nhanh chóng.
2. Tư duy từ câu chuyện “bán bánh nướng”
Có người thắc mắc: ” Những người mua bánh nướng sẽ không bao giờ lỗ vốn sao?”
Tất nhiên không phải như vậy. Vậy thì khi nào những người mua bánh nướng này sẽ lỗ vốn đây?
Thứ nhất, nếu như thị trường chịu sự quản lý của cục quản lý giá, họ cho rằng giá của bánh nướng nên ở mức 1 đồng/chiếc và định giá bánh nướng ở mức này – xuất hiện sự quản lý, điều chỉnh.
Thứ hai, cũng có thể ngày càng có nhiều người làm bánh nướng trên thị trường nhưng giá cũng chỉ ở mức 1 đồng/chiếc – xuất hiện cổ phiếu cùng loại.
Thứ ba, hoặc cũng có thể mọi người đột nhiên nhận ra rằng đây cũng chỉ là bánh nướng – sự phát hiện giá trị.
Cuối cùng, hoặc có lẽ là không còn ai có hứng thú với trò mua đi bán lại này nữa – mọi người đã hiểu rõ sự việc.
Song, nếu một trong số các giả thiết trên trở thành sự thật, vậy thì khi đó, những người giữ bánh nướng chính là những người bị lỗ! Vậy thì ai là người có lãi? Chính là những người giữ ít tài sản nhất hay chính là những người bán bánh sớm nhất.
Đây chính là tư duy “bán bánh nướng” đã có từ lâu của người Do Thái: trong hai người bán bánh nướng, người nào giữ ít bánh hơn, chiếm hữu ít tài sản hơn thì người đó chính là người kiếm ra lợi nhuận. Kết luận cuối cùng đó là: Ai chiếm hữu tài sản ít nhất thì đó chính là người kiếm được tiền nhiều nhất, là người hưởng lợi nhiều nhất.
Có người cho rằng những người mua bánh nướng với giá cao là những kẻ ngốc. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn lại thị trường chứng khoán hiện nay, những việc như “tái định giá tài sản” hay “rót vốn” chẳng phải cũng giống như vậy sao?
Ví dụ, trong các doanh nghiệp có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao, vốn rót vào khi tài sản có giá cao thực ra cũng giống như câu chuyện “bán bánh nướng” kể trên. Cuối cùng, người nào bán cổ phiéu sớm nhất, người đó là người kiếm được tiền hay là người hưởng lợi nhiều nhất.
Chính vì vậy, là một nhà đầu tư, chúng ta cần phải có cái nhìn khách quan về việc định giá lại tài sản cũng như việc quyết định rót vốn đầu tư. Nếu thấy sự mập mờ của người khác, bạn phải nhìn nhận nó thật kĩ càng, bởi vì, rất có thể bạn sẽ trở thành “người qua đường giữ chiếc bánh nướng có giá cao”!
Tới lúc đó, không lỗ đã là một điều may mắn, nhưng nếu lỗ thì bạn sẽ lỗ nặng, không những chơi cổ phiếu thua lỗ mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống, đặc biệt là với những hộ kinh doanh bán lẻ vốn ít.
Đó cũng chính là lý do chúng ta phải học, trau dồi tư duy đầu tư của bản thân. Có câu “Người giàu thì càng giàu càng làm, người nghèo thì càng làm càng nghèo” cũng chính là nằm ở lẽ đó.
Trải qua mấy nghìn năm lưu vong khắp nơi, người Do Thái không có đất đai, không có quốc gia riêng của mình, nhưng lại trở thành dân tộc giàu có nhất được thế giới công nhận, điều này đến từ tư duy đầu tư, kinh doanh của chính họ. Những bí quyết làm giàu được truyền tải qua các câu chuyện mà họ chia sẻ với thế giới rất đáng để chúng ta học tập.
Những nhân vật nổi tiếng như vua dầu mỏ John D. Rockefeller, tỷ phú George Soros, tỷ phú Warren Buffett,… đều là những người Do Thái xuất chúng, họ trở nên giàu có cũng nhờ tư duy xuất sắc đặc trưng của người Do Thái.
nguồn: cafef.vn