Nhà Trắng ‘bật đèn xanh’ cho nghiên cứu phản chiếu ánh sáng Mặt Trời nhằm làm nguội Trái Đất

Những người có giá trị tài sản trên 100 triệu USD được coi là thuộc giới siêu giàu. Ảnh: AFP
Những người có giá trị tài sản trên 100 triệu USD được coi là thuộc giới siêu giàu..

Nhà Trắng vừa thông qua kế hoạch 5 năm nhằm nghiên cứu cách giảm lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, qua đó hạn chế hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Tài liệu của Nhà Trắng cho thấy nguồn quỹ dành riêng cho dự án phản chiếu ánh nắng ra không gian, thu hút sự chú ý của các tổ chức khí hậu trong và ngoài Hoa Kỳ.

Kế hoạch sẽ nghiên cứu các phương pháp hạn chế ánh nắng bao gồm phun hạt vật chất nhỏ dưới dạng sương vào tầng bình lưu, tạo nên một “tấm gương” phản chiếu ánh nắng. Các phương án khác sẽ tiếp tục được cân nhắc khi các nhà khoa học phân tích thêm về khí quyển và những ảnh hưởng của những phương pháp này tới Trái Đất.

Thực tế cho thấy, một số cách xử lý như xả sulfur dioxide vào khí quyển sẽ mang về tác hại cho sức khỏe của cả con người lẫn hành tinh. Tuy nhiên theo lời các nhà khoa học, những người từng nêu quan ngại về việc chúng ta sẽ bơm quá tay vật chất cản nắng vào khí quyển, các quốc gia cần cân đối những rủi ro này với sự thật rằng Trái Đất đang nóng lên với tốc độ đáng ngại.

Nói một cách khác, có lẽ ta cần những biện mạnh để đối phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu đã đang dần vượt tầm kiểm soát.

Nhà Trắng 'bật đèn xanh' cho nghiên cứu phản chiếu ánh sáng Mặt Trời nhằm làm nguội Trái Đất - Ảnh 1.
Các nhà khoa học muốn hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu bằng một “tấm gương” phản chiếu ánh nắng

Chris Sacca, nhà sáng lập quỹ đầu tư cho công nghệ chống biến đổi khí hậu Lowercarbon Capital hồ hởi đón nhận tín hiệu vui từ Nhà Trắng. Ông trả lời phỏng vấn CNBC: “ Phản chiếu ánh nắng mang tiềm năng bảo vệ chất lượng sống của hàng tỷ người, và dấu hiệu từ việc [Nhà Trắng thúc đẩy dự án] cho thấy họ đang đẩy mạnh nghiên cứu, để những quyết định tương lai dựa trên khoa học chứ không sở hữu động cơ địa chính trị ”.

Giáo sư David Keith tới từ Đại học Harvard, người đã bắt đầu nghiên cứu khía cạnh này từ hồi 1989, cho rằng dự án phản chiếu ánh nắng đang ngày một nhận được thêm sự chú ý. Ông thấy những tín hiệu đáng mừng từ nhiều quỹ đầu tư, các hội đồng chống biến đổi khí hậu, … những nơi đồng tình với dự án dường như bước ra từ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.

Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng việc phản chiếu ánh nắng sẽ không giải quyết triệt để hiện tượng biến đổi khí hậu; ưu tiên số một vẫn là giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường.

Ba cách để “giảm liều” ánh nắng cho Trái Đất

Giáo sư Keith nhận định ý tưởng phản chiếu ánh nắng lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo gửi Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson hồi năm 1965, với tài liệu có tựa đề “Hồi phục Chất lượng Môi trường của Chúng ta”. Dự án sẽ bắt đầu bằng việc rải hạt sương lên bề mặt biển với chi phí dự kiến 100 USD cho 1 dặm vuông (tương đương 2,6km2). Báo cáo ghi rõ mỗi 1% khả năng phản chiếu của Trái Đất sẽ tiêu tốn 500 triệu USD/năm, con số thiếu khiêm tốn nhưng hoàn toàn chính đáng, xét tới “tầm quan trọng phi thường của khí hậu tới nền kinh tế cũng như con người”.

Chi phí dự kiến đã tăng nhiều trong những năm qua, con số hiện tại đã tăng tới 10 tỷ USD/năm để giảm 1 độ C nhiệt độ trung bình của Trái Đất. Số tiền tỷ vẫn nằm trong khoảng chấp nhận được so với những phương cách giảm biến đổi khí hậu khác.

Nhà Trắng 'bật đèn xanh' cho nghiên cứu phản chiếu ánh sáng Mặt Trời nhằm làm nguội Trái Đất - Ảnh 2.
Nỗ lực hạn chế lượng khí thải vẫn phải được đặt lên hàng đầu

Báo cáo xuất bản tháng 3/2021 bởi Học viện Quốc gia về Khoa học, Kỹ thuật và Dược phẩm chỉ ra 3 phương án tiềm năng bậc nhất nhằm giảm thiểu lượng ánh nắng Mặt Trời nhận về: bơm hạt sương vào tầng bình lưu, làm sáng mây trên biển, và làm mỏng mây ti.

Phương pháp bơm hạt sương sẽ dùng tới máy bay lên tới độ cao khoảng từ 15-50 km trên mực nước biển và phun một lớp sương mỏng vào không khí, phản chiếu một phần ánh nắng chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Dự kiến, lớp sương sẽ tồn tại trong tầng bình lưu trong khoảng từ 6 tới 24 tháng. Theo báo cáo khoa học giáo sư Edward A. Parson từng viết, phương pháp này “ nhanh gọn, rẻ tiền và không hoàn hảo ”.

“ Nhanh chóng là yếu tố cốt yếu. Không phương pháp hạn chế biến đổi khí hậu nào nhanh cả. Rẻ, vì nó rất rẻ. Và nó không hoàn hảo vì chúng ta chưa thể làm cho [phương pháp này] hiệu quả […] Lý do nó nhanh là vì nó không hoàn hảo, và không cách nào khắc phục được cả ”, giáo sư Parson trả lời CNBC.

Một trong nhưng hợp chất làm sương phun được đề xuất là sulfur dioxide, khi chúng ta đã quá rõ khả năng làm nguội hành tinh của SO2 từ những sự kiện núi lửa phun trào. Năm 1991, sự kiện phun trào của núi lửa Pinatubo đã đưa vào tầng bình lưu hàng ngàn tấn SO2, khiến nhiệt độ toàn cầu lập tức giảm đi 0,5 độ C.

Nhà Trắng 'bật đèn xanh' cho nghiên cứu phản chiếu ánh sáng Mặt Trời nhằm làm nguội Trái Đất - Ảnh 3.
Đám mây tro bụi cao tới trên dưới 20km, là hệ quả sau vụ phun trào núi lửa Pinatubo vào ngày 16/6/1991 – sự kiện phun trào lớn thứ hai trong thế kỷ 20

Việc phát thải từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than, cũng đưa vào khí quyển một lượng lớn SO2 (sulfur có phản ứng với oxi khi cháy, tạo thành sulfur dioxide). Khi chưa rơi xuống mặt đất theo mưa dưới dạng acid sulfuric, SO2 trong khí quyển đã ngăn một phần ánh nắng chạm bề mặt Trái Đất. Vô hình trung, hành động xả khí nhà kính của chúng ta đã hạn chế phần nào lượng ánh nắng làm Trái Đất nóng lên. Tuy nhiên theo nhận định của một số nhà khoa học, SO2 cũng chưa phải lựa chọn tốt nhất, các nghiên cứu tương lai sẽ sớm chỉ ra hợp chất phản chiếu ánh sáng Mặt Trời tối ưu hơn.

Phương pháp thứ hai – làm sáng mây trên biển – sẽ làm tăng khả năng phản chiếu của những cụm mây lơ lửng gần bề mặt đại dương thông qua phương pháp phun tinh thể muối biển vào không khí. Theo lời giáo sư Parson, phương pháp này chưa được ủng hộ do hiệu ứng chỉ kéo dài vài giờ tới vài ngày, và diện tích phủ tinh thể muối vẫn còn hạn chế.

Phương pháp thứ bao được nêu trong báo cáo xuất bản năm 2021 là làm mỏng mây ti – là những đám mây lơ lửng ở độ cao từ 6-13 km so với mực nước biển – sẽ giúp tản bớt nhiệt có trên bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, phương pháp này không làm phản chiếu ánh nắng Mặt Trời, nên có lẽ sẽ không được ưu tiên.

Những nguy cơ tiềm tàng

Các phương pháp nêu trên mang trong mình nhiều nguy cơ, nhất là phương án phun SO2 vào tầng bình lưu. Theo lời giáo sư Parson, việc đưa sulfur dioxide sẽ “làm ảnh hưởng tới các phản ứng hóa học ozone và có thể làm chậm quá trình hồi phục tầng ozone”. Bên cạnh đó, SO2 trong không khí sẽ trở lại Trái Đất theo mưa dưới dạng mưa acid, gây ảnh hưởng tới đất trồng, nguồn nước cũng như hệ sinh thái địa phương. Chưa hết, sulfur trong khí quyển có thể tồn tại dưới dạng hạt vật chất siêu mịn và gây ra những bệnh liên quan tới đường hô hấp.

Các nhà khoa học phải cân đối những rủi ro này với lợi ích từ việc phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Một số chuyên gia nhận định chúng ta đã đang đưa SO2 vào khí quyển khi đốt nhiên liệu hóa thạch, nên việc “sống chung với lũ” đã trở thành sự thật chấp nhận được.

Theo một số chuyên gia khác, những phương pháp này cần được các nhà lập pháp chấp thuận, cũng như có được sự ủng hộ từ đại bộ phận các cụm dân cư. Phải đẩy mạnh tuyên truyền cho các cộng đồng rằng đây là những phương pháp khả thi, tránh trường hợp tin giả và tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng tới lợi ích chung toàn cầu.

Nguồn:https://cafebiz.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *