Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu xuất hiện vào lúc 17h16 giờ Việt Nam và kết thúc vào lúc 20h55. Thời điểm quan sát nguyệt thực dễ nhất là sau 18h00 tối, khi Mặt Trăng đã lên cao so với đường chân trời.
Nhiều nơi không quan sát được nguyệt thực toàn phần
Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại từ 17h59 ngày 8/11 nhưng do mây che và Mặt Trăng còn thấp nên nhiều nơi ở Việt Nam khó quan sát.
Sự kiện nguyệt thực bắt đầu từ 15h02 đến 20h56 (giờ Hà Nội) chia làm 7 giai đoạn: bắt đầu nguyệt thực nửa tối (trăng mờ và tối đi), nguyệt thực một phần (trăng khuyết một phần), nguyệt thực toàn phần (trăng dần chuyển sang màu nâu đỏ), nguyệt thực cực đại (toàn bộ Mặt Trăng chuyển màu nâu đỏ), kết thúc nguyệt thực toàn phần, kết thúc nguyệt thực một phần và kết thúc nguyệt thực nửa tối.
Tại Việt Nam, do vị trí Mặt Trăng vẫn nằm ở dưới đường chân trời trong ba giai đoạn đầu tiên nên người xem chỉ có thể quan sát nguyệt thực từ giai đoạn cực đại, bắt đầu từ 17h59. Tuy nhiên do nhiều nơi trời có mây mù nên không thể quan sát dù có kính thiên văn.
Trong khi Mặt trăng đi qua phía sau Trái đất 30 ngày một lần trong chu kỳ mặt trăng thông thường của nó, Mặt trăng thường tránh bóng của Trái đất do sự khác biệt nhỏ về quỹ đạo giữa hai thiên thể. Trong nguyệt thực toàn phần , mặt trăng đi ngay sau bóng của Trái đất.
Khi Mặt trăng hoàn toàn đi vào phần tối nhất của bóng tối của Trái đất – được gọi là umbra – Mặt trăng không chuyển sang màu đen hoàn toàn mà có màu đỏ ma quái. Một hiện tượng được gọi là tán xạ Rayleigh gây ra màu nâu đỏ. Về cơ bản, khi ánh sáng mặt trời va chạm với bầu khí quyển của Trái đất, ánh sáng xanh bị phân tán trong khi ánh sáng đỏ bị khúc xạ hoặc bị bẻ cong xung quanh hành tinh cho đến khi nó đáp xuống Mặt trăng.
Nguồn:https://cafebiz.vn/