Tuy nhiên nếu uống nước mía không đúng thời điểm sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những tác dụng của nước mía cũng như thời điểm không nên uống nước mía.
Tác dụng của nước mía với sức khỏe
Giải nhiệt: theo Đông y, mía có tính mát, có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, thải độc.
Ngăn sỏi thận, giải độc gan: Những người uống nước mía thường xuyên có thể giúp việc đào thải của thận và gan được cải thiện, nhất là vào ngày nóng nực.
Nâng cao hệ miễn dịch: Trong nước mía có chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch.
Nước mía chứa đường glucose tự nhiên, giúp cơ thể có năng lượng, giảm mệt mỏi, ngất xỉu, đặc biệt là trong những ngày nhiệt độ cao, cơ thể dễ mất nước, uể oải.
Hỗ trợ tiêu hóa: Nhờ chứa một lượng kali, nước mía có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cải thiện chức năng và ngăn ngừa bệnh dạ dày, táo bón.
Chống ung thư: Các chất trong nước mía như canxi, magie, kali, sắt, mangan… giúp cơ thể ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các chứng bệnh ung thư.
Báo Vietnamnet dẫn lời của bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết những nhóm sau không nên uống nước mía hoặc không uống quá nhiều để đảm bảo sức khỏe.
– Người có hệ tiêu hóa kém: Do tính hàn lương và hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư hàn có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên uống nước mía thường xuyên. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.
– Người đang sử dụng thuốc: Không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ hay thuốc chống đông máu để tránh gây tương tác thuốc.
– Người mắc bệnh tiểu đường.
– Người đang ăn kiêng, muốn giảm cân cần uống nước mía có chừng mực vì nước mía nhiều năng lượng. Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
– Phụ nữ mang thai cũng không nên uống quá nhiều nước mía, dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ, nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm.
Nguồn:https://cafebiz.vn/