Sau khi phân tích 200.000 hình ảnh từ Hubble gửi về và thực hiện hàng ngànSO/P phép đo trong dự án có tên SKYSURF, các nhà thiên văn chắc chắn lượng ánh sáng ma quái bao quanh Hệ Mặt trời là có thật.
Các nhà khoa học đã nghĩ đến khả năng một thành phần bụi của Hệ Mặt trời mà chúng ta chưa phát hiện, bao gồm các hạt bụi và băng nhỏ từ quần thể sao chổi di chuyển vào trong vùng tối của Hệ Mặt trời, phản chiếu ánh sáng Mặt trời và tạo ra ánh sáng khuếch tán trên toàn cầu.
“Nếu phân tích của chúng tôi đúng, có nghĩa đây là một loại ánh sáng bổ sung nào đó đến từ bên trong Hệ Mặt trời của chúng ta”, nhà thiên văn học Tim Carleton thuộc Đại học bang Arizona (Mỹ) cho biết.
Có rất nhiều vật thể thực sự sáng trôi nổi xung quanh vũ trụ như hành tinh, ngôi sao, thiên hà, thậm chí cả khí và bụi. Vì vậy, việc phát hiện ánh sáng xung quanh ở những vị trí xen kẽ – không gian giữa các hành tinh, giữa các vì sao và giữa các thiên hà – là một việc khó thực hiện.
Mục đích của dự án SKYSURF là mô tả đầy đủ độ sáng của bầu trời, theo trang Science Alert.
Hơn 95% photon (đơn vị cơ bản của ánh sáng) trong các hình ảnh từ kho lưu trữ của Hubble, có khoảng cách 5 tỉ km tính từ Trái đất.
Qua ba công trình nghiên cứu riêng biệt được dự án SKYSURF công bố trên các tạp chí khoa học The Astronomical Journal và The Astrophysical Journal Letters, các nhà thiên văn đã lùng sục kho lưu trữ của Hubble để tìm dấu hiệu của các thiên hà có thể phát tia sáng ma quái này. Tuy nhiên tất cả đều thất bại.
Điều này cho thấy trong nghiên cứu khoa học thiên văn có vẻ đang thiếu thứ gì đó. Và nó quan trọng.