Sống bền sống xanh Người gan yếu có thể uống 4 loại nước này vào mùa thu để thanh nhiệt, giải độc gan

Bác sĩ Shang Yun, công tác tại Sơn Đông, Trung Quốc nói về vai trò của gan như sau: “Gan khỏe thì toàn thân mới khỏe. Bởi nó giữ các nhiệm vụ quan trọng: giúp đào thải độc tố, tham gia vào nhiều chức năng như đông máu, giải độc, chuyển hóa và duy trì hoạt động bình thường của cơ thể”.

Những người có gan yếu thường xuất hiện dấu hiệu đau hạ sườn phải, nôn mửa dai dẳng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, hơi thở có mùi…

0548281b62df4e76a7940e287fffcfd7.png

Mùa thu là thời điểm tốt nhất trong năm để giải độc gan, chăm sóc và duy trì tốt mọi hoạt động của cơ quan này. Trong giai đoạn này, mọi người không chỉ cần duy trì các thói quen sống tốt mà còn cần ưu tiên sử dụng các thức uống bảo vệ gan.

Người gan yếu có thể uống 4 loại nước này vào mùa thu để thanh nhiệt, giải độc

1. Nước đậu xanh

Theo Tiến sĩ Shang Yun đậu xanh là thực phẩm rẻ tiền nhưng lại rất tốt đối với gan. Trong Đông y, đậu xanh cũng được ví là “thuốc giải độc cho gan”. Lý do bởi đậu xanh vị ngọt tính mát, không độc, có tác dụng bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, làm sáng mắt, chữa lở loét, ung nhọt, say nắng.

1-1629022038-255-width650height455.jpg

Đậu xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa sự lão hóa của tế bào gan. Tuy nhiên cần lưu ý, đậu xanh là một loại thực phẩm tính mát vì thế không nên ăn nhiều kẻo gây hại cho sức khỏe của dạ dày và đường ruột.

2. Trà kim ngân

Theo Đông y, kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt. Nếu bạn thường xuyên uống trà hoa kim ngân, không những có tác dụng giải độc mà còn chữa các bệnh về gan.

Theo tờ Toutiao (Trung Quốc): Kim ngân hoa rất giàu flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư. Nó cũng chứa vitamin C, có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch và tăng cường tính đàn hồi của mạch máu. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều loại khoáng chất như kẽm, đồng, canxi, magie… có lợi đối với sự phát triển của xương và hệ thần kinh của con người.

v2-0326338fcf0ed59b2003b68c33e8339c_720w.jpg

Lưu ý: Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải cảm, tiêu khát, bổ gan ích trí… Nhưng uống nhiều sẽ gây chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa và các phản ứng khó chịu khác. Do đó, lượng uống hàng ngày không được vượt quá 15 gam và nên giảm lượng khi trộn kim ngân hoa với trà hoặc dược liệu khác.

3. Trà kỷ tử

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, quả câu kỷ tử có vị ngọt và tính bình. Nó có thể nuôi dưỡng gan và thận, đồng thời nâng cao tinh lực, thị lực của một người. Với nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học, loại quả này được ca ngợi là siêu trái cây.

红枣枸杞茶能减肥吗.jpg

Quả kỷ tử nói chung là an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên, những người bị dị ứng thực phẩm nên thận trọng vì nó có thể gây dị ứng trong một số trường hợp hiếm gặp.

4. Trà bồ công anh

Bồ công anh còn được ví như một loại “kháng sinh tự nhiên”, có thể điều trị được nhiều loại bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm túi mật, ngăn ngừa cảm cúm…

Bồ công anh là loại thảo dược chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu có triệu chứng đau vùng thượng vị, đầy bụng, nôn mửa, khó tiêu, gan nóng… có thể bổ sung bồ công anh làm món ăn hoặc nấu nước uống.

img_20191224094921xpe304.jpg

Đối với phụ nữ, uống nước bồ công anh hay ăn thân, lá của nó có thể giúp xóa mờ tàn nhang, làm đẹp và sáng da.

Trà bồ công anh tốt tuy nhiên đối với những người yếu tỳ vị, dạ dày kém nếu vẫn muốn uống nước bồ công anh thì nên thêm một số nguyên liệu khác để trung hòa dược tính, chẳng hạn như chà là, gừng, hoa hồng…

Nguồn:https://cafebiz.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *