Úc phát minh ‘ô tô đua bay’ đầu tiên trên thế giới: ‘Vít’ 90km chỉ mất 2,8 giây, chạy ngang xe Công thức 1, tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng gấp 3 lần chiến đầu cơ F-15

Úc phát minh ‘ô tô đua bay’ đầu tiên trên thế giới: ‘Vít’ 90km chỉ mất 2,8 giây, chạy ngang xe Công thức 1, tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng gấp 3 lần chiến đầu cơ F-15 - Ảnh 1.

Alauda Aeronautics là một công ty hàng không chuyên sản xuất các dòng xe điện có trụ sở tại Adelaide. Năm 2021, công ty này đã hứa hẹn với thế giới rằng sẽ phát minh một chiếc ô tô đua bay đầu tiên trên thế giới có khả năng tăng tốc trên đường đua không trung ngang với một chiếc xe Công thức 1. Và Aeronautics đã thành công với thiết kế Airspeeder MK3.

Ô tô đua bay Airspeeder Mk3 nặng 130kg, lớp vỏ bên ngoài được chế tạo từ sợi carbon và có 8 cánh quạt giúp hạn chế sự cố ngay cả khi động cơ gặp trục trặc. Pin xe có thể được thay dễ dàng, cấu hình phân phối điện được điều chỉnh linh hoạt, tùy thuộc theo yêu cầu của cuộc đua.

Úc phát minh ‘ô tô đua bay’ đầu tiên trên thế giới: ‘Vít’ 90km chỉ mất 2,8 giây, chạy ngang xe Công thức 1, tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng gấp 3 lần chiến đầu cơ F-15 - Ảnh 2.

Theo thông tin do Aeronautics cung cấp, chiếc Mk3 này có thể bay ở tốc độ 150-250km/h, phụ thuộc vào từng địa hình. Và xe có thể cung cấp công suất tối đa 320kW, tương đương với một chiếc SUV Audi SQ7. Đặc biệt, Mk3 còn có khả năng tăng tốc từ 0-90km/h chỉ trong 2,8 giây.

Chiếc Mk3 được thiết kế và chế tạo bởi các cựu kỹ sư từng làm việc cho McLaren, Jaguar, Rolls-Royce, Boeing và Brabham. Xe có thiết kế kết hợp giữa máy bay trực thăng, ô tô Công thức 1 và máy bay chiến đấu. Nó cũng hoạt động khá giống với một chiếc trực thăng đa cánh quạt” eVTOL – xe điện cất cánh, hạ cánh theo phương thẳng đứng, có thể di chuyển tối đa 400km cho một lần sạc.

Úc phát minh ‘ô tô đua bay’ đầu tiên trên thế giới: ‘Vít’ 90km chỉ mất 2,8 giây, chạy ngang xe Công thức 1, tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng gấp 3 lần chiến đầu cơ F-15 - Ảnh 3.

Xe eVTOL

Ngày 17/6/2021, công ty đã thử nghiệm chiếc ô tô bay Mk3 của mình trên bầu trời sa mạc Nam Australia và được giám sát bởi Cục An toàn Hàng không Dân dụng Australia. Chiếc xe đã này được điều khiển từ xa thông qua một thiết bị mô phỏng.

Theo các nhà phát minh, chiếc ô tô đua bay này có thể lên tới độ cao 500 mét và có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng là 3,5. Đây là con số cao hơn gần gấp 3 lần so với chiếc F-15E Strike Eagle, loại chiến đấu cơ vẫn đang được người Mỹ tin dùng.

Stephen Sidlo, người đứng đầu bộ phận truyền thông của công ty Alauda Aeronautics, nói với đài truyền hình ABC của Australia rằng: “Sau khi chúng tôi chế tạo, thử nghiệm tất cả những chiếc ô tô bay này, công ty sẽ chuyển sang mô hình phát sóng trực tiếp các cuộc đua thử nghiệm. Điều đó sẽ giúp thế giới thấy được sự tuyệt vời của những gì mà chúng tôi đang làm. Chúng tôi muốn được tham gia Olympics”.

Alauda Aeronautics có tham vọng rằng Olympic 2032 sẽ có “suất” cho môn đua ô tô bay. Công ty đã lên ý tưởng rất chi tiết, từ cách xây dựng trường đua, các điều luật đi kèm, tổ chức ghi hình ra sao và hướng dẫn an toàn đua. Công ty thật sự hi vọng bộ môn này có thể xuất hiện trong kỳ Olympics mùa hè diễn ra tại Brisbane, Australia vào năm 2032.

John Persico, giám đốc của Australian Sports Technologies Network cho biết ông nhận thấy việc tổ chức các bộ môn áp dụng công nghệ mới ở Olympics Brisbane có thể đem đến một số lợi ích như giảm bớt các vấn đề về giao thông hay cải thiện an ninh.

“Ô tô đua bay có thể là một trong những lĩnh vực thú vị nhất tại Olympics 2032. Nó có thể sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho những ngành nghề mới, đặc biệt là đem đến nhiều trải nghiệm thú vị của thể thao theo công nghệ tân tiến”, Persico nói.

Olympics mùa hè 2032 dự kiến sẽ được tổ chức tại Brisbane từ ngày 23/7 tới ngày 8/8. Hiện chưa có bất cứ thông tin hay cuộc họp nào của Ủy ban Olympics về việc quyết định các môn thi đấu ở kỳ Thế vận hội diễn ra 9 năm nữa. Tuy nhiên, tương tự với ô tô đua bay, một số bộ môn như Bóng mềm, Netball và Cricket cũng tham vọng được tổ chức ở kỳ Olympic này.

Nguồn:https://cafebiz.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *