Nhiều người có thói quen uống nước khi đang đứng, nhưng đây liệu có phải tư thế uống nước đúng không? Theo tiến sĩ Vipul Rustgi, chuyên gia hàng đầu về Nội khoa tại Bệnh viện Apollo Spectra ở Karol Bagh, Delhi (Ấn Độ), cho biết không nên đứng uống nước vì có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Khi đứng, cơ thể và các mô ở trạng thái căng thẳng. Điều này khiến nước nhanh chóng chảy xuống cơ thể, gây ra sự mất cân bằng chất lỏng.
Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe có thể gặp phải do thói quen uống nước khi đứng gây ra:
Khó tiêu
Uống nước khi đứng không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Đó là bởi vì khi đứng uống nước, nước sẽ đi vào cơ thể với lực và tốc độ lớn qua ống dẫn thức ăn và rơi thẳng xuống dạ dày phía dưới, điều này có hại. Tiến sĩ Rustgi cho biết thêm, hệ thống thần kinh trở nên căng thẳng khi uống nước nhanh lúc đang đứng, từ đó dẫn đến mất cân bằng chất lỏng, gây ra sự gia tăng độc tố và chứng khó tiêu.
Viêm khớp
Uống nước khi đứng gây mất cân bằng chất lỏng, điều này khiến nước bị tích tụ trong khớp, gây ra viêm khớp. Tiến sí Rustgi chia sẻ: “Uống nước khi đứng có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng trong khớp và có thể gây ra các vấn đề về viêm khớp cũng như tổn thương khớp”.
Nguy cơ đối với phổi
Khi bạn đứng uống nước, các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết sẽ không đến được gan và đường tiêu hóa. Trong trường hợp này, nước sẽ di chuyển qua hệ thống rất nhanh, điều này có thể gây nguy hiểm cho phổi và chức năng tim vì mức oxy bị xáo trộn.
Các vấn đề về thận
Các chuyên gia phát hiện ra rằng thận lọc tốt hơn khi ngồi. Nếu uống nước khi đang đứng, nước sẽ đi thẳng xuống dạ dày với một lực lớn mà không qua bất kỳ quá trình lọc nào. Tiến sĩ Rustgi cho biết, điều này khiến các tạp chất trong nước có thể lắng đọng ở bàng quang và làm hỏng chức năng cả thận. Thậm chí cách uống nước này có thể gây rối loạn đường tiết niệu.
Tư thế nào là tốt nhất để uống nước?
Cách uống nước đúng là ngồi xuống ghế và giữ thẳng lưng khi uống nước. Bằng cách này, các chất dinh dưỡng đến não và cải thiện hoạt động của não. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của bạn sẽ được cải thiện và ít gặp phải hiện tượng đầy hơi, khó chịu, Tiến sĩ Rustgi gợi ý.
Ngoài việc ngồi khi uống nước, dưới đây là điều nên làm khi uống nước có lợi cho sức khỏe
Bắt đầu ngày mới với một cốc nước ấm
Sau một đêm, thứ mà cơ thể cần nhất là một cốc nước ấm. Uống nước ấm vào buổi sáng giúp loại bỏ các độc tố tích tụ qua đêm trong cơ thể, làm sạch ruột hiệu quả để sẵn sàng cho một ngày mới. Điều này cũng làm tăng sự trao đổi chất của bạn, thúc đẩy giảm cân.
Nước ấm thực sự có khả năng thấm sâu hơn vào các mô, có khả năng làm sạch và giải độc cơ thể tốt hơn nước lạnh hoặc nước bình thường. Ngược lại, nước đá lạnh lại gây hại cho sức khỏe của bạn vì nó có thể khiến bạn bị cảm lạnh hoặc ho, cũng có thể làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa.
Uống chậm, từng ngụm nhỏ
Uống nước từng ngụm nhỏ giúp cơ thể xử lý tốt các chất dinh dưỡng và khoáng chất. Điều này cũng giúp thận của chúng ta xử lý tất cả các chất lỏng dễ dàng hơn. Ngoài ra, uống chậm khiến nước có thời gian hòa trộn và ổn định axit trong dạ dày, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Ngược lại, khi uống nước một cách quá nhanh, dạ dày trở nên khó chịu và đôi khi còn gây ra hiện tượng sặc nước.
Tránh uống nước khi ăn
Nhiều khuyến cáo được đưa ra cho biết chúng ta không nên uống nước trong bữa ăn. Bạn có thể uống một lượng lớn nước ít nhất một giờ trước và sau bữa ăn nhưng không phải trong bữa ăn. Uống quá nhiều nước gần bữa ăn có thể làm loãng dịch vị và làm rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu buộc phải uống thì bạn có thể nhấp một hoặc hai ngụm tối đa trong bữa ăn.
Uống nước trong khi tập thể dục
Cần bổ sung nước cho cơ thể khi luyện tập thể thao, vận động là uống nước. Tuy nhiên, cần tránh uống nhiều nước cùng lúc trong và sau khi tập bởi điều này sẽ tăng gánh năng cho tim và thận, làm cạn kiệt chất điện giải tự nhiên, có thể gây ra mệt mỏi.
Nguồn:https://cafebiz.vn/