Xem điện thoại khi đi vệ sinh: Rước loạt bệnh nguy hiểm

Theo Washington Post, trong vài cuộc khảo sát về việc “Bạn có sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh hay không?” do NordVPN thực hiện cho thấy, 65% người được hỏi (trong 9.800 người trưởng thành tham gia khảo sát) thừa nhận họ sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh hoặc trong nhà tắm.

Khi các thiết bị giải trí di động ngày càng nhỏ gọn hơn thì thói quen này của chúng ta càng trở nên phổ biến, không chỉ điện thoại mà còn máy tính bảng, máy chơi game cầm tay, sách điện tử… Thực tế này không chỉ mới xuất hiện khi điện thoại thông minh trở nên phổ biến, mà trước đó chúng ta thường “giải trí” khi đi vệ sinh bằng sách, báo, tạp chí hay bất cứ thứ gì có thể khiến bạn tập trung.

Xem điện thoại khi đi vệ sinh: Rước loạt bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.

Các chuyên gia

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh, người dùng thậm chí còn đưa ra bảng xếp hạng cho các ứng dụng hoặc trò chơi hay nhất khi đang đi vệ sinh, điển hình như trò chơi đánh bài Marvel Snap.

Theo tiến sĩ Roshini Raj, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm y tế NYU Langone, đồng thời là tác giả của cuốn sách “Cải tạo đường ruột” nói: “Bạn không nên đi vệ sinh nhiều hơn 10 phút trong trạng thái bình thường” . Tuy nhiên bà cũng thừa nhận không có tiêu chuẩn cụ thể nào trong vấn đề này, nhưng việc đi vệ sinh quá lâu có thể dẫn đến các bệnh lý tiềm ẩn.

Thứ nhất, ngồi trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh trĩ, các tĩnh mạch sưng đau đôi khi ở vùng hậu môn. Một phần nguyên dẫn đến việc này là do thiết kế của bồn cầu. “Chúng ta biết mọi bồn cầu đều trống ở giữa. Điều này sẽ khiến khu vực hậu môn, trực tràng trùng xuống thấp hơn so với phần được cơ đùi nâng đỡ” , Tiến sĩ Raj phân tích.

Ở vị trí vùng hậu môn và trực tràng không được nâng đỡ, các bộ phận này giống như treo lơ lửng, từ đó gây ra áp lực lên các tĩnh mạch.  Bên cạnh đó còn có thể xảy ra nguy cơ cơ thể bạn bỏ qua các tín hiệu của chính nó. Nhu động ruột là tên gọi của các cơn co thắt tiến triển giúp di chuyển phân qua ruột đến trực tràng. Ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài mà không làm bất cứ điều gì có thể cản trở quá trình đó.

“Nếu bạn ngồi quá lâu và không đi vệ sinh có thể khiến cơ thể bỏ qua ‘tín hiệu’ bài tiết từ đó dẫn đến táo bón” , Tiến sĩ Raj nói thêm.

Thứ hai, môi trường ở phòng vệ sinh hoặc phòng tắm ẩm ướt dễ tạo khí dung cho mầm bệnh, giúp chúng lây lan ra các bề mặt gần đó. Ví dụ gần nhất chính là chiếc điện thoại nếu bạn đặt chúng trên bồn rửa tay gần nhà vệ sinh, nguy cơ lây bệnh còn cao hơn nếu môi trường phòng vệ sinh không sạch sẽ.

“Tôi thấy nhiều người bị ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm một số bệnh đường ruột do không vệ sinh nhà vệ sinh và phòng tắm thường xuyên. Nếu bạn đang chơi trò chơi điện tử hoặc sử dụng điện thoại ở khu vực này thì có thể bạn đang chạm vào nhiều thứ mà bạn không nghĩ chúng tồn tại trên chiếc điện thoại của mình” , bà Raj nói.

Xem điện thoại khi đi vệ sinh: Rước loạt bệnh nguy hiểm - Ảnh 2.

Nhà vệ sinh có sạch tới đâu cũng chứa nhiều vi khuẩn mang mầm bệnh. (Ảnh: Getty Images)

Các bệnh có thể mắc phải khi sử dụng điện thoại khi đang đi vệ sinh:

Nhiễm khuẩn

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, điện thoại di động còn bẩn hơn cả bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Điện thoại di động được cho là có E.coli, loại vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm. Mặt khác, đây cũng không phải vi khuẩn duy nhất bạn có thể nhiễm trong nhà vệ sinh.

Nguy cơ mắc bệnh trĩ

Khi vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại, thời gian bạn ngồi trên bồn cầu sẽ kéo dài hơn. Lúc này, các cơ quan trong cơ thể sẽ chịu áp lực lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Hạn chế năng lực tư duy

Điện thoại di động làm gián đoạn suy nghĩ và sự tập trung. Ngoài ra, vừa dùng điện thoại vừa đi vệ sinh còn hạn chế khả năng giải quyết các vấn đề có tính quyết đoán trong cuộc sống của bạn.

Rối loạn chức năng sàn chậu

Dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh khiến chức năng sàn chậu bị ảnh hưởng, đặc biệt là các cơ quan như ruột, bàng quang, âm đạo. Nguyên nhân là do ngồi quá lâu ở 1 tư thế khiến cho cơ sàn xương chậu không còn đủ khỏe để nâng đỡ các cơ quan trên.

Nir Eyal, chuyên gia về thiết kế hành vi có quan điểm khác. Ông cho rằng áp đặt quá mức nhằm thay đổi thói quen và hành vi của một người có thể gây tổn hại về mặt tinh thần hơn cả những nguy cơ sức khỏe mà bạn có thể gặp phải.

Chúng ta chỉ cần chú ý hơn về thói quen hàng ngày và kiểm soát tốt nó. “Không có gì sai khi mang điện thoại của bạn vào phòng tắm hay nhà vệ sinh trong vài phút, nhưng nếu bạn ở trong đó tận 30 phút để lướt TikTok hoặc Instagram lại là vấn đề khác”, ông Eyal nói.

Điện thoại và các thiết bị di động khác vốn dĩ không xấu, cũng không phải là thứ gây mất tập trung không thể vượt qua. Nếu bạn thấy mình thường xuyên mất kiểm soát về thời gian, hãy xem xét liệu bạn có hòa hợp được với những yếu tố gây căng thẳng lớn hơn trong cuộc sống hay không và cảm xúc của bạn nói chung hay không.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *